Ưu điểm của niềng răng không mắc cài là gì?

Ngày càng có nhiều người lựa chọn niềng răng để cải thiện thẩm mỹ răng của mình.

Niềng răng không mắc cài là kỹ thuật tiên tiến và hiện đại bậc nhất

Nhu cầu thẩm mỹ trong xã hội ngày càng tăng nhanh, thế nên ai cũng muốn có một hàm răng đều và đẹp. Và kỹ thuật niềng răng ra đời để giúp bệnh nhân có được một hàm răng đều như ý muốn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đem đến cho các bạn thông tin về một phương pháp niềng răng mới là niềng răng không mắc cài.

Ưu điểm của niềng răng không mắc cài là gì?

Muốn hiểu rõ về ta cần đi từ khái niệm cơ bản nhất cho đến những lợi ích của phương pháp này.

Niềng răng Invisalign hay còn gọi là niềng răng không mắc cài, là kỹ thuật niềng răng tiến tiến và hiện đại nhất hiện nay. Phương pháp này sử dụng các khay niềng trong suốt, ôm sát vào mặt răng và dễ dàng tháo lắp để có thể nắn chỉnh răng. Những khay niềng này sẽ tạo ra lực siết phù hợp với từng bệnh nhân để giúp các răng dịch chuyển về đúng vị trí. Từ đó sẽ đem lại cho bệnh nhân một hàm răng đều, đẹp và chuẩn khớp cắn cho bệnh nhân.

Những ưu điểm của niềng răng không mắc cài chính là yếu tố cốt lõi tạo nên sự khác biệt của phương pháp này so với phần còn lại.

Ưu điểm nổi bật của niềng răng không mắc cài

Khi niềng răng Invisalign, bệnh nhân sẽ được vạch lộ trình điều trị rõ ràng từ khi mới bắt đầu cho đến lúc kết thúc. Từ đó mà bệnh nhân có thể thấy được kết quả mô phỏng của mình thông qua những hình ảnh 3D.

Sau đó, một chuỗi các khay niềng có độ dày chưa đến 1mm sẽ được sản xuất dựa trên dấu hàm của bệnh nhân.

Mỗi bệnh nhân sẽ có một khay niềng khác nhau, bệnh nhân sẽ thay khay niềng mới liên tục sau mỗi 2 tuần, cho đến khi răng dịch chuyển đúng về vị trí mong muốn.

Kỹ thuật niềng răng Invisalign phù hợp với những bệnh nhân có khoảng trống xung quanh răng như bị thưa, hô, móm hoặc răng chen chúc ở mức độ vừa phải. Phương pháp này thích hợp cho những bệnh nhân không có nhiều thời gian đến phòng khám vì đây là phương pháp an toàn tuyệt đối và ít khi gặp những sự cố như khi niềng răng có mắc cài.

Một số hạn chế của niềng răng không mắc cài

Dù là phương pháp niềng răng hiện đại nhất nhưng niềng răng không mắc cài chưa thể đạt đến mức độ hoàn hảo. Tuy nhiên những hạn chế của niềng răng không mắc cài là không nhiều và không quá ảnh hưởng đến người dùng.

Một vài hạn chế nhỏ của niềng răng không mắc cài

Điểm hạn chế lớn nhất của phương pháp này đó chính là chi phí thực hiện quá cao, khiến cho rất nhiều bệnh nhân e ngại chưa dám sử dụng.

Tính đa năng đã đem lại hiệu ứng 2 chiều cho phương pháp này

Sự đa dụng cũng đã ảnh hưởng đến hiệu quả của niềng răng không mắc cài khi nhiều bệnh nhân tháo niềng quá lâu trong ngày. Ngoài ra thì niềng răng không mắc cài không gây ra bất kỳ vấn đề nào khác.

Lưu ý khi niềng răng không mắc cài

Để quá trình niềng răng đạt hiệu quả cao nhất, bệnh nhân nên nắm rõ những lưu ý khi niềng răng không mắc cài để thực hiện thật chính xác.

Về chế độ dinh dưỡng

Trong thực đơn hằng ngày, bệnh nhân nên bổ sung những sản phẩm mềm, dễ nhai nhưng vẫn đảm bảo giàu dinh dưỡng. Có thể liệt kê một vài loại sản phẩm như: sữa, phô mai, bơ; các loại ngũ cốc, mỳ. Đặc biệt bệnh nhân nên sử dụng nhiều rau củ, trái cây nhưng cần lưu ý nên cắt thật nhỏ hoặc xay nhuyễn ở giai đoạn đầu niềng răng.

Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng với việc niềng răng

Những thói quen cần loại bỏ

Những thức ăn, đồ uống quá nóng hoặc lạnh. Đặc biệt là các thức ăn quá nóng cần phải tránh. Do các khay niềng trong suốt là những máng nhựa nên hạn chế ăn những thức ăn quá nóng để bảo vệ răng và khay niềng.

Hạn chế ăn quà vặt, ít sử dụng những sản phẩm chứa nhiều đường hoặc axit

Tạm ngưng không sử dụng những loại thực phẩm quá cứng, quá dai, hoặc dính (xương, sụn, nhai mía…) vì điều này sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến răng và quá trình chỉnh nha.

Để quá trình niềng răng nói chung và niềng răng không mắc cài nói riêng đạt được hiệu quả cao nhất, bệnh nhân cần phải đáp ứng đủ 2 yếu tố sau: chọn đúng cơ sở nha khoa uy tín chất lượng để niềng răng và thứ hai đó chính là tuân thủ đúng theo những chỉ dẫn chăm sóc của bác sĩ sau khi được niềng răng.